A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DẠY TRẺ CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

         Do tình hình dịch bệnh Covid-19  trên nước ta đang rất phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho các con, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước vẫn chưa thực hiện việc đón các con trở lại trường. Vậy làm gì để có thể cho con những giây phút ở nhà không bị buồn hay lệ thuộc vào điện thoại hay tivi? Các bậc phụ huynh hãy cùng con chơi một số trò chơi dân gian nhé!

        Kì nghỉ tránh dịch dài bất thường này có thể khiến cho nhiều gia đình không khỏi lo lắng về việc các con ở nhà sẽ làm gì, ở nhà mãi thì đứa trẻ nào cũng "cuồng chân", buồn chán.

https://edu.viettel.vn/upload/28965/fck/files/2021_08_31_09_59_491.jpg

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi. Trò chơi này sẽ giúp kích thích sự phản xạ nhanh của trẻ.

2. Oẳn tù tì (kéo – búa – lá)

https://edu.viettel.vn/upload/28965/fck/files/2021_08_31_09_59_492.jpg

Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:

“Oẳn tù tì

Ra cái gì?

Ra cái này!”

Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá. Người thắng sẽ được tìm ra theo quy tắc sau: búa nện được kéo, kéo cắt được lá; lá bao được búa.

Trò chơi trẻ em oẳn tù tì sẽ giúp bé rèn tính phán đoán và phản xạ nhanh. Cha mẹ nên dạy cho bé chơi trò này khi bé lên 2.

3. Trò chơi Cua gắp :

Trò chơi Cua gắp là một trong những trò chơi đòi hỏi sự nhẫn nại lớn ở trẻ.

-Cách chơi như sau:

Mẹ chuẩn bị một ít sỏi. Có thể chọn sỏi to, nhỏ hoặc các kích cỡ đều được.Sau đó mẹ chia cho bé và người chơi khác nếu có mỗi phần bằng nhau. Tuy nhiên, nếu không thích chia, thì chúng ta cũng không cần chia, để chung cũng được. Nếu chia sỏi, khi chơi mỗi người chơi bỏ ra 3-5 viên sỏi. Oẳn tù tì, ai thắng người đó sẽ là người chơi đầu tiên. Rải hoặc thảy sỏi lên bàn, người chơi sẽ nắm 2 tay lại với nhau và dùng 2 ngón trỏ như hai chiếc đũa để gắp sỏi. Khi gắp phải khéo léo để sỏi mình gắp không đụng vào viên sỏi bên cạnh, nếu đụng thì thua. Cuối cùng ai được nhiều nhất thì người đó thắng.

Nếu không chia sỏi thì chỉ cần để sỏi lên bàn, oẳn tù tì và người thắng sẽ là người gắp sỏi trước. Nếu khi gắp làm rơi sỏi thì thua nhường lượt chơi cho người kế tiếp. Cuối cùng, ai gắp được nhiều nhất thì người đó thắng. 

Mẹ có thể dùng sỏi nhiều kích cỡ để thử thách tài gắp sỏi của bé.

https://edu.viettel.vn/upload/28965/fck/files/2021_08_31_09_59_493.jpg

* Lợi ích của trò chơi

Giúp bé rèn luyện được sự khéo léo, cẩn thận và bình tĩnh.

Với các bé nóng tính, thường hay cáu gắt, mẹ có thể thường xuyên chơi cùng con. Trò chơi này là một trong những cách tuyệt vời để giúp con cải thiện sự nóng nảy, giúp con kiểm soát được cảm xúc tốt hơn, cũng như rèn cho con sự từ tốn.

4. Trò chơi trốn tìm:

https://edu.viettel.vn/upload/28965/fck/files/2021_08_31_09_59_494.jpg

 

Mẹ có thể cho bé chơi trong nhà hoặc giới hạn một không gian nhất định để bé chơi đùa. Trốn tìm sẽ giúp bé phát triển khả năng nhận thức, tuy duy của não để tìm ra nơi “ẩn nấp” của các bạn. Đồng thời, bé cũng phải tư duy để tìm một chỗ không ai có thể tìm thấy. Tốt nhất, trước khi bé bắt đầu trò chơi, mẹ nên “khảo sát” một vòng xung quanh khu vực chơi của bé để đảm bảo an toàn.

5.Nhảy lò cò

Nhảy lò cò là trò chơi không bao giờ quên với các thế hệ trẻ em. Hiện nay, trò chơi này vẫn còn và được nhiều bạn nhỏ rất yêu thích. Luật chơi cũng rất đơn giản bạn chỉ cần co một chân và nhảy trong ô hình chữ nhật, có 10 ô hình chữ nhật, so le một ô rồi đến hai ô sau đó lại một ô.

Bạn sẽ chọn một viên gạch hoặc dùng dép, thả vào ô đầu tiên tránh thả vào dòng kẻ hoặc ra ngoài vì bạn sẽ bị mất lượt và cứ thế lần lượt ở những ô tiếp theo. Trò chơi yêu cầu bạn phải dẻo dai, khéo léo, nhanh nhẹn trong hoạt động, kết hợp hài hòa giữa tay và chân.

https://edu.viettel.vn/upload/28965/fck/files/2021_08_31_09_59_495.jpg

*Tại sao mẹ nên dạy trẻ mầm non chơi các trò chơi dân gian:

Dạy cho trẻ mầm non chơi các trò chơi dân gian là một trong những lựa chọn mà các bố mẹ hiện đại đều được khuyên nên thực hiện, vì những lý do rất cụ thể sau đây:

  • Giảm bớt được thời gian và sự chú ý của trẻ vào các thiết bị điện tử .
  • Tăng sự vận động một cách thú vị khi chúng ta cho trẻ chơi các trò chơi có tính vận động.
  • Rèn luyện cho bé một số kỹ năng khác như sự khéo léo, tập trung, khả năng phán đoán, sự nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, óc quan sát,...
  • Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, hiểu thêm nhiều khái niệm khác, làm phong phú kiến thức của bé.
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, tương tác và phát triển trí tuệ cảm xúc
  • Tăng sự gắn kết và chia sẻ giữa cha mẹ hay các thành viên trong gia đình với bé. 

*Một số lưu ý bố mẹ cần biết:  Thực ra, việc chơi đùa rất đơn giản đối với trẻ, bởi vì, mọi việc đều là trò chơi, mọi thứ đều là đồ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi người đều là bạn chơi. Vì vậy, các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non nói riêng, cho trẻ nói chung hầu hết đều tạo ra nhiều giá trị tuyệt vời qua sự tương tác, tiếp xúc của con với người chơi trong suốt quá trình chơi. Sự tương tác này là cơ sở để giúp con phát triển nhiều kỹ năng như đã được đề cập ở trên. Để phát huy được giá trị phong phú và những lợi ích mà trò chơi dân gian mang lại, cha mẹ cũng cần lưu ý 4 điều cần thiết sau:

  • Thường xuyên chơi cùng con : Cha mẹ có thể dành ra một khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày, một số ngày trong tuần,...để cùng trẻ khám phá các trò chơi gian phong phú. Hãy tạo thói quen tốt này xen kẽ với đọc truyện, đọc sách, kể chuyện,...Điều này sẽ khiến trẻ rất hân hoan và cảm thấy cha mẹ rất quan tâm, yêu thương mình.
  • Kiên nhẫn khi chơi cùng bé : Chơi với trẻ luôn cần sự kiên nhẫn nhất định của người lớn. Sự kiên nhẫn này rất đáng giá vì không chỉ dạy trẻ học được nhiều điều mà còn giúp chính cha mẹ có thể duy trì sự nhẫn nại trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ .
  • Sáng tạo khi chơi để khiến trò chơi trở nên hấp dẫn và thú vị hơn : Đây là điều vô cùng quan trọng. Một trò chơi có thú vị đến mấy cũng trở nên tẻ nhạt và nhàm chán khi chúng ta chơi một cách máy móc hay rập khuôn. Tùy từng trò chơi, phụ huynh có thể dựa vào sở thích của bé, sự ham học hỏi của con để lồng ghép những kiến thức liên quan đến chủ đề mà con thích vào trò chơi. Một ví dụ điển hình như ở trò chơi Chim bay cò bay chẳng hạn. Thông qua trò chơi cha mẹ có thể cung cấp thêm cho bé những kiến thức hữu ích về thế giới động vật, nhóm động vật, các loài,...
  • Luôn cùng trẻ trao đổi thảo luận khi có cơ hội : Đây cũng là cách để ba mẹ và mọi người có thể gần gũi trẻ nhiều hơn. Lồng vào quá trình chơi, hoặc khi chuẩn bị, khởi động, bắt đầu, hoặc kết thúc,...bất cứ thời điểm nào cha mẹ cũng có thể khéo léo đưa các tình tiết có chút liên quan để trao đổi cùng bé. Hoặc đơn giản nhất, cùng con thảo luận về trò chơi, cách phạt người thua, cách thưởng người thắng, đặt ra các câu hỏi liên quan đến trò chơi...không chỉ giúp trẻ có sự tư duy, sáng tạo trên cơ sở đó mà còn giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng tương tác xã hội vô cùng hiệu quả. 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 21
Hôm qua : 35
Tháng trước : 952